Diễn biến Thảm sát Batavia năm 1740

Vụ thảm sát

Nhà cửa của người Hoa đều bị những người đối lập đốt cháy hết.

Sau khi nhóm công nhân nhà máy đường người Hoa sử dụng vũ khí tự chế để cướp và đốt cháy nhà máy,[13] hàng trăm người Hoa bị nghi ngờ do Liên Phú Quang lãnh đạo đã giết chết 50 binh sĩ Hà Lan tại Meester Cornelis (nay là Jatinegara) và Tanah Abang vào ngày 7 tháng 10.[lower-alpha 2][lower-alpha 3][5][10] Trước tình hình này, người Hà Lan đã gửi 1.800 quân chính quy, kèm theo schutterij (dân quân) và mười một tiểu đoàn lính nghĩa vụ để ngăn chặn cuộc nổi dậy; một lệnh giới nghiêm được ban ra, và thêm vào đó là một lễ hội của người Hoa vốn được lên kế hoạch đã bị hủy bỏ.[5] Lo sợ rằng người Hoa sẽ tấn công khi thấy có ánh nến, nên tất cả người dân trong thành phố được ra lệnh cấm thắp nến và bị bắt phải giao nộp "kể cả con dao nhà bếp nhỏ nhất".[26] Ngay ngày hôm sau, người Hà Lan đã đẩy lùi một cuộc tấn công bởi hơn một vạn người Hoa đến từ TangerangBekasi ở bên ngoài thành. Raffles ghi rằng, đã có 1.789 người Hoa bị giết trong cuộc tấn công này.[27] Trước những phản ứng giữ dội của lực lượng nổi dậy, Adriaan Valckenier buộc phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 9 tháng 10.[6][28]

Cũng vào lúc đó, nhiều tin đồn lan truyền đến tai các nhóm sắc dân khác tại Batavia, bao gồm các nô lệ từ BaliSulawesi, cũng như các đội quân người Bugi và Bali rằng người Trung Quốc đang âm mưu để sát hại, hãm hiếp hoặc biến họ thành nô lệ.[4][29] Những nhóm này đã nổi dậy đốt phá các nhà cửa của người Hoa dọc theo phố Besar. Người Hà Lan cũng đã cho quân đi đánh phá vào các khu định cư khác của người Hoa tại Batavia, đi đến đâu họ đốt phá và giết người đến đấy. Chính trị gia và nhà phê bình Chủ nghĩa thực dân người Hà Lan Wolter Robert van Hoëvell đã viết rằng "Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em, và cả những người già đang run rẩy đều ngã xuống dưới lưỡi gươm. Tù nhân thì bị người ta giết như giết cừu".[lower-alpha 4][30]

Quân đội dưới quyền Trung úy Hermanus van Suchtelen và Đại úy Jan van Oosten, một người sống sót từ Tanah Abang, đã đánh chiếm những cơ sở trong quận người Hoa; Suchtelen cùng quân lính của mình chiếm giữ trại chăn nuôi gia cầm, trong khi van Oosten đem lính đánh chiếm một bưu điện nằm cạnh một con kênh gần đó.[31] Vào khoảng 5:00 giờ chiều, người Hà Lan đã dùng súng thần công bắn phá vào các nhà ở của người Hoa, khiến chúng bị bắt lửa.[32][8] Một số người bị chết trong nhà, trong khi nhiều người khác bị bắn chết ngày sau khi vừa ra khỏi cửa, hoặc tự mình tìm đến cái chết trong tuyệt vọng. Những người chạy thoát đến con kênh gần khu nhà ở thì bị đội quân Hà Lan đang chờ trên những con thuyền nhỏ giết hết.[32] Trong khi đó, đội quân khác đang đi tuần tra tại khu nhà bị cháy, gặp ai còn sống là giết tất, không kể một ai.[30] Những hành động kiểu thế này dần lan nhanh ra khắp thành phố.[32] Vermeulen nói rằng, rất nhiều người trong số các thủ phạm đều là thủy thủ và nhiều "thành phần xấu và bất thường của xã hội" khác.[lower-alpha 5][33] Trong thời gian này, nạn cướp bóc diễn ra liên miên.[33][27]

Tù binh người Hoa bị người Hà Lan sát hại trong ngày 10 tháng 10 năm 1740.

Bạo lực tiếp tục lan rộng vào ngày tiếp theo, những bệnh nhân người Hoa đang ở trong một bệnh viện cũng bị bắt ra ngoài rồi sát hại.[34] Những nỗ lực để dập tắt đám cháy ở các khu vực bị bắn phá ngày hôm trước không mang lại kết quả mà ngọn lửa ngày càng lan rộng ra cho đến ngày 12 tháng 10.[35] Trong khi đó, một nhóm gồm 800 binh sĩ Hà Lan và 2.000 người dân bản địa đã tấn công Kampung Gading Melati, nơi đang là đại bản doanh của những người Hoa còn sống do Khe Pandjang đứng đầu.[lower-alpha 6] Mặc dù người Hoa cố gắng sơ tán đến khu vưc Paninggaran ở gần đó, nhưng họ lại bị quân Hà Lan đánh đuổi. Đã có 450 người bên phía Hà Lan và 800 người bên phe nổi loạn thương vong trong cả hai vụ tấn công.[27]

Những cuộc săn lùng và bạo lực tiếp diễn

Mặc dù Valckenier tuyên bố một lệnh ân xá vào ngày 11 tháng 10, các băng nhóm quân không chính quy tiếp tục săn lùng và tiêu diệt người Hoa.[38] Hội đồng Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan ra thông báo, ai giao nộp đầu người Hoa cho quan quân sẽ nhận được 2 đồng Ducat, đây vốn là kế sách để khuyến khích dân chúng bản địa.[38] Và kết quả là những người Hoa vốn đã chạy thoát khỏi cuộc sát hại lần trước nay lại bị các băng nhóm địa phương sát hại và đem nộp quan quân, còn các băng nhóm thì nhận được phần thưởng. Người Hà Lan phối hợp với người bản địa tại các khu vực khác nhau ở Batavia; lính ném lựu gốc Bali và Bugi được gọi đến để gia nhập vào quân đội vào ngày 14 tháng 10.[38] Ngày 22 tháng 10, Valckenier tiếp tục kêu gọi một cách mạnh mẽ hơn nhằm chấm dứt chiến sự.[34] Ông ân xá cho tất cả người Hoa, ngoại trừ những người đầu đảng. Ông đã hiến tặng 500 rijksdaalder cho các nạn nhân.[39]

Tuy vậy, ở ngoại thành, những cuộc tập kích giữa phiến quân người Hoa và quân Hà Lan tiếp tục diễn ra. Ngày 25 tháng 10, sau hai tuần giao chiến lẻ tẻ, 500 người Hoa được trang bị vũ khí tiếp cận được Cadouwang (nay là Angke), nhưng bị kỵ binh Hà Lan dưới sự chỉ huy của Ridmeester Christoffel Moll, sĩ quan Daniel Chits và Pieter Donker đẩy lui. Ngày hôm sau, đội kỵ binh gồm có 1.594 người Hà Lan lẫn bản địa hành quân hướng tới "Đại bản doanh" của quân nổi dậy tại nhà máy đường ở Salapadjang. Đầu tiên, họ trốn ở trong khu rừng gần đó và sau đó cho người phóng hỏa đốt cháy nhà máy, các phiến quân khác đang trú tại nhà máy khác ở Boedjong Renje cũng phải chịu chung cảnh ngộ, nhưng sự việc được thực hiện bởi một nhóm khác.[40] Sợ người Hà Lan tới, những người Hoa còn lại đã rút về nhà máy ở Kampung Melaya, trong khi thành trì Salapadjang đã bị quân Hà Lan chiếm đóng. Sau khi đánh bại người Hoa và tái chiếm Qual, quân Hà Lan rút về Batavia.[41] Trong khi đó, những người Hoa chạy thoát về phía tây lại bị 3.000 quân của Vương quốc Banten, một vương quốc nằm ở phía tây đảo Java, chặn lại, buộc họ phải quay lại phía đông dọc theo bờ biển phía bắc đảo Java.[42] Vào ngày 30 tháng 10, họ quay trở về đến Tangerang.[41]

Một lệnh ngừng bắn được Crummel đưa ra vào ngày 02 tháng 11, trong khi ông cùng binh lính của mình quay trở lại Batavia, sau khi chỉ đạo 50 binh lính đồn trú tại Cadouwang. Khi ông quay về vào buổi trưa, không còn người Hoa đóng quân trong thành.[43] Vào ngày 8 tháng 11, Vương quốc Cirebon đã gửi khoảng 2.000-3.000 quân bản địa đến để bảo vệ thành phố. Việc cướp bóc tiếp tục diễn ra cho đến ngày 28 tháng 11, và những nhóm quân bản địa cũng còn trú ở lại đây đến cho đến hết tháng 11.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm sát Batavia năm 1740 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/283434/G... http://books.google.com/?id=FrFGAAAAMAAJ http://books.google.com/?id=Q78JAAAAMAAJ http://books.google.com/books/about/The_history_of... http://books.google.com/books?id=CH0p3zHladEC http://books.google.com/books?id=Th2LQXthyrsC&pg=P... http://books.google.co.id/books?id=0GrWCmZoEBMC http://books.google.co.id/books?id=0gOMTC8I7s4C http://books.google.co.id/books?id=0q_r9aYSF_MC http://books.google.co.id/books?id=YNBmIu5m6hAC